0925 070 666 v.huongnd@vgtech.vn


Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tại khu vui chơi: Từ A – Z

Việt Global Oanh     08-02-2025

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) không chỉ là điều kiện cấp thiết để bảo vệ cho khách hàng mà còn là quy định bắt buộc mà bất cứ khu vui chơi nào cũng cần tuân thủ để chung tay phòng chống cháy nổ xảy ra. Trong bài viết dưới đây, Việt Global sẽ tổng hợp từ A – Z các quy định và thông tin lắp đặt hệ thống PCCC tại khu vui chơi trẻ em.

Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy khu vui chơi

1. Tại sao bắt buộc phải lắp đặt hệ thống PCCC tại khu vui chơi?

Khu vui chơi trẻ em là nơi trẻ nhỏ được thỏa sức vui chơi chạy nhảy, khám phá thế giới bên ngoài vòng tay của bố mẹ, hòa cùng đó là những giây phút cười giòn giã tạo nên nhiều kỉ niệm đẹp. Tuy nhiên, để niềm vui ấy được trọn vẹn thì các khu vui chơi buộc phải lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhằm đối mặt với nguy hiểm tiềm tàng: nguy cơ cháy nổ có thể xảy đến bất cứ khi nào. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng mà còn là tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam.

2. Quy định pháp lý chung về PCCC tại Việt Nam

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy (sửa đổi năm 2013): Các khu vui chơi đều phải chấp hành pháp luật và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định trong PCCC.
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP: Quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành luật PCCC, bao gồm khu vui chơi.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): Đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến hạng mục thiết kế, bố trí thiết bị, hệ thống PCCC theo TCVN 3890:2023 về thiết bị PCCC cho khu vui chơi.

Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tại khu vui chơi

3. Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tại khu vui chơi

Mọi khu vui chơi dù quy mô lớn hay bé đều buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống PCCC, chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó, đào tạo nhân viên cách xử trí khi xảy ra cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ khách hàng, đặc biệt là đối tượng trẻ em.

3.1 Tiêu chuẩn về thiết kế và xây dựng

3.1.1 Lối thoát hiểm 

Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, khói độc và lửa lan rất nhanh nên lối thoát hiểm sẽ giúp mọi người rời khỏi khu vực nguy hiểm một cách an toàn. Nếu không có lối thoát hiểm, người trong khu vui chơi có thể bị mắc kẹt và dẫn đến thương vong. Dù khu vui chơi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp PCCC, đề cao cảnh giác nhưng những tình huống khẩn cấp vẫn sẽ luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính vì vậy nếu bạn đang có ý định kinh doanh khu vui chơi nói riêng, các mô hình kinh doanh khác nói chung thì đều lựa chọn mặt bằng có lối thoát hiểm an toàn, rộng rãi, không bị khóa hay che chắn, có khả năng đáp ứng cùng lúc số lượng người tối đa trong khu vui chơi.

Lối thoát hiểm phòng cháy chữa cháy

3.1.2 Vật liệu xây dựng

Ưu tiên sử dụng các vật liệu xây dựng ít cháy hoặc chống cháy, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo thân thiện với trẻ nhỏ. 

3.1.3 Tiêu chí lắp đặt

Toàn bộ các trang thiết bị PCCC phải được lắp đặt ở vị trí dễ tiếp cận, dễ lấy, khoảng cách lắp đặt không được quá xa nhau. Đối với bình cứu hỏa, trẻ em thường có tính tò mò, hiếu động nên khu vui chơi cần lắp đặt thêm tủ đựng bình cứu hỏa và nút báo khẩn cấp ở vị trí an toàn, có độ cao hợp lý để tránh xa tầm tay của trẻ, phòng ngừa những tình huống nguy hiểm.

3.1.4 Vật liệu trang trí

Các vật liệu trang trí như rèm, băng rôn thường được làm từ những chất liệu dễ cháy, nếu không được xử lý chống cháy hiệu quả thì đây cũng có thể trở thành mối nguy tiềm ẩn. Hệ thống đường điện hoặc dây cáp không được bảo vệ, kiểm tra thường xuyên cũng là nguyên nhân chính gây cháy nổ. Chất liệu gỗ hoặc các vật dụng dễ cháy khác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hỏa hoạn. Chủ đầu tư khu vui chơi muốn giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy nổ thì cần lựa chọn những vật liệu trang trí có khả năng chống cháy, chống lan cháy hoặc có sẵn kịch bản ứng phó khi không may xảy ra.

3.2 Trang bị thiết bị PCCC

3.2.1 Bình cứu hỏa

Bình cứu hỏa khu vui chơi

Bình cứu hỏa phải được bố trí tại những vị trí cố định, dễ nhìn thấy, dễ lấy để sử dụng. Luôn tổ chức kiểm tra định kỳ các thiết bị cùng toàn bộ hệ thống báo cháy, đội ngũ nhân sự để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp không may xảy ra. Theo quy định, mỗi bình cứu hỏa có khả năng bao phủ cho diện tích từ 50m2 – 150m2, do đó, các khu vui chơi nên trang bị đầy đủ sao cho phù hợp với diện tích khu vui chơi và mức độ nguy cơ cháy nổ. Cụ thể như sau:

  • 200m²: 2 – 4 bình cứu hỏa
  • 300m²: 3 – 5 bình cứu hỏa
  • 450m²: 4 – 6 bình cứu hỏa
  • 700m²: 5 – 8 bình cứu hỏa
  • 1000m²: 7 – 10 bình cứu hỏa

Lưu ý: Khoảng cách giữa các bình cứu hỏa thường không quá 20-30m

3.2.2 Hệ thống báo cháy

Được lắp đặt tại các khu vực dễ xảy ra cháy nổ như khu vực vui chơi có thiết bị điện, khu vực sảnh vào có nhiều máy móc, khu vực nhà bếp.

3.2.3 Hệ thống chữa cháy tự động

Vì khách hàng phần lớn là trẻ em nên các khu vui chơi buộc phải trang bị đầy đủ hệ thống phun nước tự động hoặc thiết bị chữa cháy phù hợp.

3.2.4 Tiêu lệnh chữa cháy và nội quy PCCC

Tiêu lệnh chữa cháy và nội quy phòng cháy chữa cháy

Tiêu lệnh chữa cháy và nội quy PCCC được phân bổ đều và lắp đặt tại các khu vực trong khu vui chơi. Đảm bảo các vị trí lắp đặt dễ quan sát.

3.2.5 Đèn báo khẩn cấp và Exit (Bảng hiệu Lối thoát)

Tùy vào thiết kế không gian và quy mô của khu vui chơi, mỗi lối ra và hành lang thoát hiểm cần được lắp đặt một đèn Exit và đèn báo khẩn cấp, đảm bảo được đặt ở vị trí dễ nhìn và hoạt động tốt trong mọi điều kiện. Bạn có thể tham khảo diện tích lắp đặt như sau:

  • 200m² – 300m²: Ít nhất 2 đèn Exit và 2 đèn báo khẩn cấp
  • 450m²: Ít nhất 3 đèn Exit và 3 đèn báo khẩn cấp
  • 700m²: Ít nhất 4 đèn Exit và 4 đèn báo khẩn cấp
  • 1000m²: Ít nhất 5 đèn Exit và 5 đèn báo khẩn cấp

3.2.6 Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp

Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp

Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp được đầu tư và bố trí tại các vị trí quan trọng trong khu vui chơi và các lối thoát hiểm. Nếu không may xảy ra cháy nổ, toàn bộ hệ thống điện bị ngắt thì hệ thống chiếu sáng khẩn cấp sẽ hoạt động để đảm bảo thoát hiểm dễ dàng. 

3.3 Tổ chức và vận hành

3.3.1 Tiêu chuẩn về an toàn điện

Toàn bộ hệ thống điện được lắp đặt bài bản, thiết kế đi dây gọn gàng, kiểm tra định kỳ thường xuyên để tránh tình trạng rò rỉ đường điện, gấp khúc, chuột cắn dây điện,…Vì là hệ thống điện tại khu vui chơi trẻ em nên các chủ đầu tư cũng cần lưu ý thêm về việc sử dụng các thiết bị chống dẫn điện, vật liệu cách điện trong quá trình xây dựng một khu vui chơi an toàn.

3.3.2 Kiểm tra hệ thống PCCC

Tổ chức kiểm tra hệ thống PCCC gồm các hạng mục hệ thống báo cháy, đèn Exit, đèn báo khẩn cấp, hệ thống chiếu sáng, bình chữa cháy ít nhất 6 tháng/lần, đảm bảo tất cả đều sẵn sàng hoạt động và kịp thời thay thế khi có dấu hiệu hỏng hóc.

3.3.3 Tập huấn cho đội ngũ nhân viên

Tập huấn phòng cháy chữa cháy

Lên kịch bản ứng phó cho các tình huống khẩn cấp, đảm bảo 100% nhân viên đều được huấn luyện kiến thức và kỹ năng PCCC, định kỳ diễn tập để nhân viên nào cũng có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố.

Trên đây là tất tần tật từ A – Z về lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tại khu vui chơi mà Việt Global tổng hợp dành cho các chủ đầu tư. Một khu vui chơi trẻ em tuân thủ pháp luật và trang bị đầy đủ thiết bị PCCC sẽ thêm phần khẳng định độ chuyên nghiệp cũng như sự uy tín, tận tâm của khu vui chơi, từ đó dễ dàng tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới và “F5” lại khu vui chơi thật xịn sò nhé!

Xem thêm:



Đối tác của chúng tôi



hotline zalo